Kiếm đạo - Kendo Nhật Bản

Chào mừng bạn đến với website Du học Nguồn Sáng Mới Email: info@nguonsangmoi.edu.vn
Hotline (+84) 93 275 2750 (+81) 80 3868 2750
Kiếm đạo - Kendo Nhật Bản
Ngày đăng: 12/04/2022 10:12 AM

Có gì trong kiếm đạo Kendo Nhật Bản?

Kiếm đạo – Kendo được mệnh danh là môn võ thuật “rèn luyện nhân cách con người thông qua đường kiếm”. Không những thế, môn võ này là sự kết hợp cả giá trị võ thuật và thể thao. Trước những lợi ích trên, Kendo ở Nhật ngày càng thu hút người tham gia tập luyện. Hiện nay, người tập Kendo rộng khắp 41 quốc gia, lãnh thổ. Chứng tỏ, Kendo đã không còn xa lạ gì đối với mọi người, một sức hút không thể chối từ đến từ môn võ thuật tại đất nước mặt trời mọc này, một nền văn hóa thực sự ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới.

Tính lịch sử mạnh mẽ và tầm quan trọng của kiếm đạo Kendo dựa trên kiếm thuật Samurai

Tầng lớp samurai tại Nhật Samurai (tiếng Nhật: 侍; rōmaji: Samurai; phiên âm Hán-Việt: thị ) có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Samurai theo nghĩa này là cách hiểu ở Nhật Bản. Theo nghĩa thứ hai và được sử dụng phổ biến trên thế giới ngoài Nhật Bản, samurai chính là tầng lớp võ sĩ (của Nhật Bản, tức là bao gồm cả cả shogun và daimyo). Mỗi Samurai đều có sẵn trong dòng máu của mình tính quân tử và tinh thần thượng võ.

                                                                 Hình 1: Samurai

Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một kỹ thuật tâm lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai người tham chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào nhau, không chớp mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai phải thất bại (mặc dù cũng có những câu chuyện - tuy hiếm - khi cả hai cùng thất bại một lúc).

Sau khi hoàn thành màn chào hỏi, Samurai mới bắt đầu xông lên.

Ngày nay, Samurai, đã được nâng lên và đưa vào chương trình giảng dạy quân sự; hàng triệu học sinh Nhật vẫn đang ngày ngày luyện kiếm (kendo), cung (archery) giống như các Samurai xưa, nhưng không phải để bảo vệ vua, mà là để rèn luyện thể chất. Tất cả những điều đó chứng tỏ một sự thật rằng Samurai vẫn sống và hình ảnh của họ không thể dập tắt. Trong ngày lễ Thiếu nhi 5/5, các gia đình thường mua tặng đồ chơi Samurai như áo giáp, mũ bảo hiểm, gươm giáo để cầu chúc sức khỏe và sự cường tráng cho các em bé, đặc biệt là các bé trai.

                                                 Hình 2: Trẻ em luyện tậm kiếm đạo

Trong Kendo giúp phát triển tính cách con người, nói theo nguyên tắc kiếm đạo hay Katana

Bushido - Tinh thần võ sĩ đạo

                                                    Hình 3: Tinh thần võ sĩ đạo

Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện:

Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, chân thực, trung thành, trọng danh dự.

Thực chất đạo võ sĩ là sự kết hợp pha trộn, dung hòa tinh thần thượng võ vốn có của người Nhật với các yếu tố mà họ cho là tích cực từ tín ngưỡng ,tư tưởng du nhập từ bên ngoài vào.

Kendo đã phát triển vượt ra cả việc đấu kiếm, rèn luyện thể chất đơn thuần nguyên tắc mà người học Kendo phải tuân theo là để trở thành một con người sống chuẩn mực vì vốn dĩ những võ sĩ đạo, họ là người thuộc tầng lớp cao cấp và giai cấp thống trị nhật bản một thời.

Những nguyên tắc trong Kendo

Trong môn kiếm đạo, nghi lễ chào hỏi được xem là quan trọng nhất, tất cả đều dựa trên tinh thần bushido – võ sĩ đạo vốn có của Nhật Bản. Đây cũng là nghi lễ đầu tiên bạn sẽ phải học khi lần đầu đến với môn kiếm đạo.

Thực tế, khi một học viên mới đến với Kendo tất cả sẽ được giải thích về cách bày tỏ sự tôn trọng đến nơi mà chúng ta tập luyện, về đối thủ của chúng ta. Vì trong Kendo nếu như không có đối thủ, bạn sẽ không tập luyện được.

                                                                         Hình 4

Kính trọng những người dạy bạn giúp các bạn đi trên con đường kiếm đạo đúng đắn, là vừa kết hợp đấu kiếm và đạo lý làm người.

Để tham gia luyện tập Kendo các võ sinh cần chuẩn bị bộ dụng cụ bao gồm: Giáp phòng hộ (Bogu), mặt nạ(men), giáp cổ tay (kote), giáp thân (do), giáp hông (tare), áo võ (keigoki), quần võ (hakama) và quan trọng nhất là kiếm tre (shinai).

Bạn sẽ được luyện tập nhiều bài tập đơn giản được gọi là là hikon, cách ta điều khiển cơ thể, cách ta điều khiển tanoshii và cách ta cầm kiếm.

Mỗi thanh kiếm có một lưỡi sắc bén và 1/3 đầu thanh kiếm là lưỡi cắt. Bạn cần tập luyện phần này cho chuẩn và thành thạo.

Khi bạn hoàn toàn bước vào một trận chiến, bạn không còn thời gian nào nữa, bạn không có thời gian để nghĩ về cách cầm kiếm và đi đường kiếm ra sao.

                                                                            Hình 5

Nên bằng cách tập luyện đi luyện lại, bạn sẽ có thể xây dựng cho mình được khả năng sử dụng kiếm thành thạo, chỉ có cách tập luyện nhiều năm mới có thể cải thiện kĩ năng cũng như sự vận dụng khí công trong cơ thể bạn.

Hệ thống kỹ thuật của Kendo gồm 4 đòn đánh cơ bản: Men, Kote, Do và Tsuki.

Men là đòn đánh vào đầu đối phương, Kote là đòn đánh vào cổ tay (chủ yếu là tay phải) của đối phương. Do là đòn đánh vào hai bên sườn của đối phương và cuối cùng là Tsuki đòn đánh nâng cao kendoka dùng kiếm đâm thẳng vào cổ họng của đối phương. Trong dó, Men là đòn đánh quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất kể cả trong tập luyện và thi đấu.

                                                                        Hình 6

Ngoài ra, còn có đòn tấn công không nương tay (setsunin to) và đòn tấn công nương tay (katsujin ken).

Laido được gọi là một kỹ thuật chém. Một minh chứng cho sự phát triển của Kendo khi sử dụng kĩ thuật và ý tưởng cho kỹ thuật này. Bằng cách bắt chéo kiếm. Mỗi bước đi thanh kiếm đều khiến học được điều mới, học được bài học sau trận đấu đó đó mới là ý nghĩa thực sự của Kendo sau mỗi trận đấu. Kokenjiai nghĩa là hai bên cùng có lợi

Các võ sĩ thường hét to để gây áp lực lên đối thủ, và dùng lực chân tạo ra âm thanh cũng như dùng lực để vận khí công khi chiến đấu.

Ngay thời điểm đối thủ tấn công bạn, thì sự phòng thủ tốt nhất chính là phản công.

Theo quan niệm của những kendoka, việc chiến thắng bản thân quan trọng hơn rất nhiều so với việc chiến thắng đối thủ. Cho nên họ luôn chừa cho đối thủ một con đường sống.

Cơ hội trải nghiệm kiếm đạo Kendo chân thực hơn tại Nhật Bản

Nếu có hứng thú và muốn tìm hiểu về kiếm đạo Kendo thì bạn có thể thử đón xem giải đấu Kyoto enbu taikai (còn được gọi là Toàn Nhật Bản Enbu Taikai) được tổ chức vào mùa xuân hằng năm trong Tuần lễ vàng (đầu tháng %). Đây được xem là một giải đấu kiếm lớn tại Nhật, một cuộc tập hợp những cấp độ cao nhất của kiếm đạo. Nét nổi bật trong sự kiện này có lẽ chính là kỳ thi 8 Dan.

                                                                              Hình 7

Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm học kiếm đạo truyền thống của Nhật Bản thông qua lớp học kiếm đạo “Samurai trip”. Một dịch vụ giúp cho bất cứ du khách Nhật Bản nào mong muốn có cơ hội trải nghiệm thực tế môn võ thuật này một cách chân thực nhất.

Hẹn gặp lại các bạn tại chuyên mục tìm hiểu văn hóa Nhật Bản cùng Nguồn sáng mới ở những bài viết tiếp theo.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline